Giải đáp: Phô mai được làm từ gì?

Bạn có bao giờ tò mò phô mai được làm từ gì nguyên liệu nào hay chưa? Nếu chưa biết, trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu thành phần và tác dụng của phô mai. 

Phô mai được làm từ gì?

Phô mai là món ăn thường xuất hiện phổ biến trong các món Tây. Với sự sáng tạo trong nền ẩm thực hiện nay, bạn có thể sử dụng phô mai để chế biến nhiều món ăn như phô mai que, sữa chua phô mai, hotdog,… hoặc ăn kèm với nhiều với món như gà cay phô mai, tokbokki phô mai, tôm sốt phô mai,…

Thông thường, phô mai chủ yếu được làm sữa của các loại động vật như sữa dê (hoặc sữa cừu) và các thành phần khác như men, muối. Ngoài ra, một số loại phô mai đặc biệt sử dụng nguyên liệu thực vật được chiết tách từ giấm hoặc chanh. 

Quá trình chế biến phô mai bao gồm quy trình đun sữa để tách hơi nước ra khỏi sản phẩm, sau đó cho thêm men vi sinh nhằm đông tụ protein trong sữa.

Tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của các nghệ nhân mà người ta có thể bổ sung thêm các nguyên liệu để tạo mùi vị cho phô mai như các vi khuẩn nấm mốc, thảo mộc, khói gỗ, gia vị riêng,… hoặc để tăng thêm màu sắc rực rỡ bằng cách thêm annatto, hoa quả, việt quất,… vào phô mai. 

phô mai được làm từ gì

Sau đó, người ta tiếp tục tách phần rắn ra rồi nén vào các khuôn với nhiều hình dạng độc đáo và đem đi ủ phô mai. 

Mỗi loại sẽ có thời gian ủ khác nhau nên hương vị và màu sắc của phô mai của khác nhau. Ví dụ, phô mai mềm như mozzarella được làm nhanh chóng và không được lão hóa, trong khi các loại phô mai cứng Parmesan yêu cầu quá trình ủ kéo dài từ 9 tháng đến 2 năm.

Ăn phô mai có những tác dụng gì?

Thực tế, phô mai mang đến nhiều tác dụng khác nhau trong chế độ ăn uống của mỗi người. Nó là một nguồn cung cấp các chất như canxi, chất béo và protein, đồng thời còn có một lượng lớn vitamin A, vitamin B12, kẽm,…

Cung cấp dinh dưỡng: Phô mai giúp xây dựng và bảo vệ các tế bào trong cơ thể (protein), hỗ trợ sự phát triển và duy trì xương (canxi), và giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn (vitamin D).

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một số loại phô mai, như phô mai Parmesan hoặc Mozzarella, chứa ít chất béo thiết yếu và cholesterol so với các loại phô mai khác nên việc tiêu thụ những loại phô mai này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Tăng cường quá trình tiêu hóa: Một số loại phô mai, như phô mai cheddar hoặc Gouda, có thể cung cấp lợi khuẩn tiêu hóa và giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Qua đó, điều này có thể cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất khác.

Lưu ý khi ăn phô mai để không ảnh hưởng đến sức khoẻ

Dưới đây là một vài điều mà bạn cần lưu ý phô mai khi sử dụng nó trong ăn uống để tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ:

Thời điểm ăn phô mai 

Tốt nhất cho các bé ăn bắt đầu ăn phô mai với độ tuổi ăn dặm (từ 6 tháng tuổi trở lên), tập cho trẻ ăn phô mai với một lượng ít để làm quen. Trường hợp trẻ có dấu hiệu không hợp với ăn phô mai nên dừng lại một thời gian sau đó thử lại.  

Đối với với người lớn, buổi sáng là thời điểm sử dụng phô mai tốt nhất cho cơ thể, bởi nó giàu canxi vào có khả năng hỗ trợ quá trình vận động. Song, bạn không nên ăn phô mai trước giờ đi ngủ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. 

các chuyên gia khuyên nên sử dụng phô mai vào buổi sáng sẽ tốt cho cơ thể và hỗ trợ quá trình vận động. 

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều phô mai

Nếu ăn nhiều phô mai thì sẽ đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất béo, calo và natri. Điều này có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng tăng cholesterol, béo phì và mắc các bệnh về tim mạch.

Với những người có vấn đề liên quan đến hệ tiêu hoá, bạn không nên ăn quá nhiều phô mai bởi nó sẽ làm lên men trong ruột, từ đó gây ra các vấn đề tiêu chảy. 

Lời kết

Có thể nói, phô mai là một thành phần quan trọng trong ẩm thực trên thế giới và nhiều lợi ích dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, việc tiêu thụ phô mai cần ở mức vừa phải, đúng cách để tránh gây tác động tiêu cực cho sức khỏe.